Quảng Nam: 11 thanh niên trúng nghĩa vụ quân sự dương tính Covid-19
Ngày 26.2, Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Nghị định 40 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương còn 22 đơn vị đầu mối, được giao thực hiện 42 nhiệm vụ và quyền hạn, trên 29 lĩnh vực.Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương; Báo Công thương; Tạp chí Công thương là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ. Vụ Chính sách thương mại đa biên được tổ chức 3 phòng; Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức 6 phòng.Cục Điện lực được hợp nhất từ Cục Điện lực, Năng lượng tái tạo và Cục Điều tiết điện lực. Cục Công thương địa phương, Vụ Tiết kiệm và Phát triển bền vững, Vụ Khoa học và Công nghệ hợp nhất thành Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công.Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ và Vụ Thị trường châu Á - châu Phi được hợp nhất thành Vụ Phát triển thị trường nước ngoài. Vụ Kế hoạch - Tài chính đổi tên thành Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp.Từ 1.3, Bộ Công thương kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường và lập mới Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, bộ máy của Tổng cục Quản lý thị trường và Vụ Thị trường trong nước.Đối với Cục Quản lý thị trường ở các địa phương trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường trước đây, Nghị định 40 của Chính phủ có riêng điều khoản chuyển tiếp. Theo đó, cơ quan quản lý thị trường các cấp tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ đến khi chuyển giao Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh thuộc Tổng cục Quản lý thị trường về UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.Bộ Công thương chuyển giao nguyên trạng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh thuộc Tổng cục Quản lý thị trường về UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư để thành lập Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công thương trước ngày 1.6.Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, cho biết dù chuyển đổi mô hình tổ chức nhưng lực lượng quản lý thị trường vẫn hoạt động, vận hành dưới Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016; nghị định, quy định, thông tư, hướng dẫn, tiêu chuẩn và chính sách cho kiểm soát viên thị trường; tiếp tục thực hiện công tác chuyển ngạch kiểm soát viên thị trường, cấp và theo dõi thẻ kiểm tra thị trường...Sống ở TP.HCM: Ga khởi hành của những giấc mơ cuộc đời
Các nhà nghiên cứu đã có những dự báo về hiện tượng thiên văn trên bầu trời tháng 3, trong đó có nhiều sự kiện người yêu thiên văn Việt Nam có thể chiêm ngưỡng.Do có chu kỳ ngắn, sao Thủy nhanh chóng đi sang phía bên kia của mặt trời theo góc nhìn của chúng ta. Lúc này, bạn sẽ thấy nó vào lúc chiều tối ở dưới thấp của bầu trời phía tây, khi mặt trời bắt đầu lặn. Trăng tròn tháng 3 được gọi là Trăng Giun. Tên của nó bắt nguồn từ những con giun đất xuất hiện khi đất ấm lên. Người Anglo Saxon gọi trăng tròn tháng 3 là Trăng Mùa Chay, bắt nguồn từ tiếng Đức và có nghĩa là mùa xuân. Trăng Mùa Chay cũng được dùng để chỉ thời kỳ mùa chay của Kitô giáo trước Lễ Phục sinh.Những tên gọi khác cũng liên quan đến sự "thức tỉnh" của thiên nhiên vào mùa xuân: các bộ lạc người Mỹ bản địa gọi nó là Trăng Quạ, Trăng Vỏ Tuyết và Trăng Nhựa Cây hoặc Trăng Đường . Những cái tên của người châu Âu là Trăng Gió, Trăng Cày, Trăng Chết.Sau hơn 2 năm nhật thực toàn phần hoành tráng "thống trị" bầu trời, cuối cùng nhiều người trên thế giới cũng sẽ được chứng kiến nguyệt thực toàn phần hay "trăng máu" vào ngày 13 - 14.3.Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, hơn 1 tỉ người ở Mỹ, Canada và các nơi còn lại ở Bắc và Nam Mỹ có vị trí lý tưởng để chứng kiến trăng tròn chuyển sang màu đỏ trong hơn 1 giờ đồng hồ, trong điều kiện thời tiết thuận lợi.Điều này đồng nghĩa với việc nguyệt thực toàn phần lần này, Việt Nam không quan sát được. Trong năm nay, nguyệt thực toàn phần lần thứ hai diễn ra vào ngày 7 - 8.9, có thể quan sát được tại châu Âu, châu Á, Úc, châu Phi và một số khu vực phía đông Nam Mỹ, Alaska và Nam Cực. Như vậy, người yêu thiên văn văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lần nguyệt thực toàn phần vào tháng 9 tới đây.Đây là một thời điểm thú vị, khi mà nếu nhìn vào sao Thổ qua kính thiên văn, bạn sẽ không thể nhìn thấy vành đai của nó như một đĩa dẹt, mà sẽ là một đoạn thẳng rất mỏng (tới mức khó mà nhìn thấy với những kính thiên văn nhỏ).Các hành tinh gần mặt trăng sao Kim vẫn sáng rực vào tháng 3. Vào ngày 1 - 2.3, hãy nhìn về phía chân trời phía tây ngay sau khi mặt trời lặn để tìm sao Kim gần trăng lưỡi liềm.Nếu bạn ở Bắc bán cầu bao gồm Việt Nam, bạn có thể có cơ hội phát hiện ra sao Thủy khó nắm bắt ở gần đó. Tuy nhiên, vì hành tinh này nhỏ và nằm gần mặt trời nên có thể khó quan sát bằng mắt thường.
Cẩm Vân ra MV 'Hành hương trên đồi cao' nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Theo TechSpot, Microsoft đang hứng chịu làn sóng phàn nàn từ người dùng sau khi các bản cập nhật Windows tháng 1.2025 gây ra hàng loạt sự cố cho thiết bị. Các vấn đề được báo cáo bao gồm lỗi kết nối USB, trục trặc trình điều khiển DAC, Bluetooth, Wi-Fi và nhiều lỗi phần mềm khác.Cụ thể, các bản cập nhật KB5049981 (Windows 10), KB5050009 (Windows 11 24H2) và KB5050021 (các phiên bản Windows 11 trước đó) được cho là nguyên nhân gây ra các lỗi trên. Mặc dù Microsoft đã thừa nhận một số vấn đề liên quan đến Open Secure Shell và Citrix, người dùng cho biết họ gặp phải nhiều lỗi hơn thế, ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng hằng ngày.Một số lỗi phổ biến bao gồm:Các lỗi này xuất hiện trên cả Windows 10 và Windows 11, làm dấy lên lo ngại về chất lượng của các bản cập nhật gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh Windows 11 24H2 vẫn đang gây tranh cãi với nhiều lỗi nghiêm trọng.Microsoft khuyến cáo người dùng chưa cập nhật nên tạm thời trì hoãn việc cài đặt các bản vá này. Người dùng đã cập nhật và gặp sự cố có thể gửi phản hồi qua ứng dụng Feedback Hub hoặc thử quay lại phiên bản Windows trước đó.Sự cố lần này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi phát hành các bản cập nhật hệ thống. Người dùng hy vọng Microsoft sẽ sớm khắc phục các lỗi này để đảm bảo trải nghiệm ổn định và đáng tin cậy trên Windows.
Ra mắt năm 2023, nhưng tới nay, iPhone 15 vẫn không phải là một sản phẩm mang thiết kế cũ. Thực tế, đã nhiều năm nay Apple không thay đổi thiết kế, kích cỡ hay vật liệu đáng kể ở các mẫu iPhone tiêu chuẩn. Người dùng chỉ có thể phân biệt các bản iPhone thường qua màu sắc hoặc vị trí mắt camera nếu chỉ nhìn qua vẻ ngoài của máy.Ví dụ, iPhone 15 và iPhone 16 khác nhau về cách sắp xếp camera chéo thay vì đặt dọc, và điều này không ảnh hưởng nhiều đến công năng sử dụng. iPhone 15 cũng có khá nhiều lựa chọn màu sắc nhẹ nhàng, được đánh giá cao hơn đa phần các màu của iPhone 16 năm nay. Về màn hình, model này vẫn sử dụng chung loại với thế hệ vừa ra mắt cuối năm 2024: cả hai đều là tấm nền Super Retina XDR OLED, mật độ điểm ảnh 460 ppi, tần số quét (làm mới) giữ nguyên 60 Hz, độ sáng tối đa tương đương nhau. iPhone 15 và 16 đều có màn hình sử dụng Dynamic Island... Ngoài ra, không có điểm gì trên màn hình iPhone 15 khiến máy trở nên lạc hậu hoặc cũ kỹ so với thế hệ kế cận.iPhone 15 sử dụng chip xử lý A16 Bionic thay vì A17 Bionic như iPhone 16, nhưng sức mạnh của con chip này vẫn đáp ứng tốt tác vụ hằng ngày, kể cả việc chỉnh sửa video 4K hay chơi game ở mức đồ họa cao. Kết quả đo hiệu năng GeekBench cho thấy A16 Bionic (ra đời năm 2022) vẫn ngang với Qualcomm Snapdragon 8 Gen 3 (năm 2023) đang có trên một số thiết bị chạy Android cao cấp. Dù vậy, người dùng sẽ không được trải nghiệm trí tuệ nhân tạo Apple Intelligence lên iPhone 15.Ngoài chip xử lý, CPU và GPU của mẫu iPhone này cũng được đánh giá cao. Máy đồng thời phù hợp với iOS 18 cũng như thêm vài bản cập nhật iOS mới sau này để trải nghiệm nhiều tính năng mới như các đời máy ra sau.iPhone 15 dùng cảm biến chính 48 MP f/1.6, giống iPhone 16. Mặc định ảnh chụp là 24 MP, nhưng bạn có thể bật JPEG MAX để tận dụng toàn bộ số điểm ảnh. Kết quả cho ra ảnh có độ sắc nét cao, màu sắc cân bằng và dải tương phản rộng. Đi kèm với cảm biến chính là một ống kính góc siêu rộng 12 MP (f/2.4) có chất lượng ổn. Máy hỗ trợ quay video 4K 60 FPS hỗ trợ Dolby Vision ở cả camera trước (12 MP) và sau. Nhìn chung, hệ thống camera của iPhone 15 gần như tương đồng iPhone 16.iPhone 16 có hai khác biệt là nút Camera Control (đây không hẳn là một lợi thế) và khả năng chụp macro từ camera góc siêu rộng. Tuy nhiên cả hai yếu tố này đều không phải những yếu tố được dùng thường xuyên.Apple tuyên bố iPhone 15 có thể xem video lưu trên máy trong khoảng 20 giờ liên tục, hoặc nghe nhạc 80 giờ chỉ với một lần sạc. Nếu sử dụng bộ sạc 20 W, máy có thể đầy từ 0% lên 50% trong 30 phút. Thiết bị hỗ trợ MagSafe và Qi2 (15 W). Những thông số này đều tương tự với iPhone 16, ngoại trừ việc thế hệ mới có sạc MagSafe tối đa tới 25 W.Nhiều thử nghiệm cũng như sử dụng thực tế cho thấy thiết bị này có thời gian on-screen lên tới hơn 5 giờ 20 phút mà vẫn còn khoảng 30%. Các chi tiết này cho thấy máy dư sức dùng cho một ngày với các nhu cầu kết nối, giải trí thông thường.Với các lợi thế trên và nhiều điểm tương đồng với iPhone 16 thì iPhone 15 rõ ràng là một lựa chọn đáng cân nhắc so với "đàn em" vì người dùng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể (18,9 triệu đồng so với 21,5 triệu đồng) nếu đồng ý chọn model ra mắt năm 2023. Với những ai đang sử dụng iPhone 11, 12, có dự định nâng cấp máy trước Tết Ất Tỵ và vẫn muốn sử dụng điện thoại "táo khuyết", iPhone 15 được xem là lựa chọn phù hợp hơn iPhone 16 về mặt giá tiền trên giá trị sử dụng.Trường hợp người dùng Android muốn chuyển đổi, các dòng máy từ iPhone 13, 14 tới 15 sẽ hợp lý bởi mức chi tiêu không quá lớn cho một thiết bị mà chưa chắc đã có thể gắn bó lâu dài. Nếu đã xác định dùng trong nhiều năm tới và không phải lo lắng về tài chính, chỉ đang cần một chiếc iPhone đáp ứng tốt các nhu cầu cơ bản và muốn trải nghiệm Apple Intelligence, lựa chọn lúc này sẽ mở rộng thêm iPhone 16.
Thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh coi chừng vi phạm quy chế bảo mật đề thi
Theo TechSpot, Meta - công ty mẹ của Facebook, Instagram và Threads, đã công bố kế hoạch đưa nội dung chính trị trở lại các nền tảng sau khi từng hạn chế mạnh mẽ loại nội dung này. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh Meta thừa nhận rằng các biện pháp hạn chế trước đây “khá thô sơ” và cần được điều chỉnh phù hợp hơn.Việc cắt giảm nội dung chính trị trên các ứng dụng của Meta được triển khai từ năm 2021, dựa trên phản hồi từ người dùng muốn giảm bớt sự xuất hiện của loại nội dung này trên bảng tin. Tuy nhiên, những thay đổi mạnh tay gần đây, bao gồm việc ngừng đề xuất nội dung chính trị trên Instagram và Threads vào năm 2024, đã gây ra phản ứng trái chiều. Đặc biệt, động thái này diễn ra trong một năm bầu cử tổng thống tại Mỹ.Các nhà sáng tạo nội dung đã thể hiện lo ngại về việc Meta xác định và quản lý nội dung chính trị. Theo định nghĩa của Instagram, nội dung chính trị bao gồm bất kỳ điều gì liên quan đến luật pháp, bầu cử hoặc các vấn đề xã hội, như biến đổi khí hậu và nhiều thứ khác. Điều này khiến nhiều nhà sáng tạo lo ngại rằng phạm vi tiếp cận của họ bị hạn chế, ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu cá nhân và nguồn thu nhập.Người dùng cũng cho rằng việc Meta kiểm soát nội dung chính trị đã làm giảm khả năng thể hiện quan điểm của họ trên mạng xã hội. Thêm vào đó, một lỗi kỹ thuật xuất hiện trong quá trình triển khai các thay đổi đã khiến cài đặt nội dung của người dùng tự động quay về chế độ mặc định, tiếp tục hạn chế nội dung chính trị từ những tài khoản họ không theo dõi.Trong khi đó, nhu cầu về nội dung chính trị trên các nền tảng của Meta vẫn rất rõ ràng, đặc biệt trên Threads - nền tảng được xem như một đối thủ cạnh tranh của X (trước đây là Twitter). Nội dung chính trị thường xuyên chiếm lĩnh các xu hướng thảo luận trên Threads, cho thấy vai trò quan trọng của loại nội dung này đối với người dùng.Để khắc phục những hạn chế này, Meta tuyên bố sẽ thực hiện các thay đổi nhằm tạo ra cách tiếp cận “cá nhân hóa hơn”. Trên Facebook, nội dung chính trị từ bạn bè hoặc các trang bạn theo dõi sẽ được xếp hạng và hiển thị dựa trên các tín hiệu tương tác, chẳng hạn như lượt thích hoặc lượt xem. Điều này giúp nội dung chính trị không khác biệt quá nhiều so với các loại nội dung khác trong bảng tin.Ngoài ra, Meta cho biết sẽ đề xuất thêm nội dung chính trị dựa trên các tín hiệu cá nhân hóa, đồng thời mở rộng tùy chọn cho phép người dùng kiểm soát mức độ xuất hiện của loại nội dung này. Tuy nhiên, Meta chưa tiết lộ chi tiết về cách thức triển khai hoặc thông báo các tùy chọn này đến người dùng.Tuy nhiên, việc không hạn chế hoặc quản lý chưa chặt chẽ nội dung chính trị trên các nền tảng của Meta có thể dẫn đến những rủi ro về mặt pháp lý, tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng quốc gia. Nhiều quốc gia đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt để kiểm soát thông tin nhạy cảm, bao gồm nội dung liên quan đến chính trị, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội và hạn chế thông tin sai lệch.Nếu Meta không thực hiện các biện pháp phù hợp để quản lý loại nội dung này, công ty có thể bị xem là vi phạm các quy định của nhà nước về truyền thông hoặc kiểm duyệt nội dung. Điều này đặc biệt đúng ở những quốc gia yêu cầu nền tảng mạng xã hội chịu trách nhiệm pháp lý đối với nội dung do người dùng đăng tải. Do đó, Meta phải tìm cách cân bằng giữa việc đáp ứng nhu cầu người dùng và tuân thủ các yêu cầu pháp luật tại các khu vực hoạt động.